[dnxte_text_mask admin_label=”Slogan” thumbnail_image_mask=”https://www.khoaminh.vn/wp-content/uploads/2022/07/Khoa-Minh-Green-Leaf-Background.jpg” background_image_position=”center” background_image_repeat=”round” text_mask=”Your health is your life” _builder_version=”4.9.7″ _module_preset=”default” text_mask_font=”Alex Brush|700|||||||” text_mask_text_align=”center” text_mask_font_size=”120px” custom_margin=”0px||0px||false|false” custom_padding=”0px||0px||false|false” link_option_url=”#” text_mask_font_size_tablet=”90px” text_mask_font_size_phone=”69px” text_mask_font_size_last_edited=”on|desktop”]

[/dnxte_text_mask]

Quế

Thảo dược cho những vị thuốc thơm nồng

Quế là một loại cây khá quen thuộc với đời sống, vừa có thể dùng làm gia vị vừa là một vị thuốc từ xa xưa đến nay. Trong chi Cinnamomum có rất nhiều loài quế khác nhau. Trên thế giới, hai loài phổ biến được biết đến là:
– Quế Trung Quốc (tên khoa học là Cinnamomum cassia Blume)
– Quế Srilanka, hay quế quan (tên khoa học là Cinnamomum zeylanicum Nees)

Ở Việt Nam, tại các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An cũng có một loài quế quý với tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Đây là một loài cây thân gỗ với lá thường xanh, có quan hệ họ hàng gần với loài ở Trung Quốc hơn so với Srilanka mặc dù thuộc cùng một chi thực vật. Lá có hình trứng hai đầu hẹp lại, hơi nhọn. Hoa màu trắng mọc thành cụm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng dài.

Vỏ cây, vỏ cành có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị, thảo mộc dưỡng da… Lá cây có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất…

Dược liệu Quế

Công dụng đối với sức khỏe

 

Trong Tây y: Tác dụng của quế gồm kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, nó còn gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.

Trong Đông y: Công dụng của quế được biết đến như chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường… Tuy nhiên, một số người dùng đã gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn sử dụng. Khi sử dụng, dược liệu này có thể phối hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng một mình.

Y học

Công dụng Quế

 

Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu.

Lưu trữ quế ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ cao và độ ẩm. Đối với tinh dầu quế, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.
Một số đối tượng nên thận trọng hoặc không dùng dược liệu này:
– Không dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
– Không dùng lượng lớn bột quế vì có thể bay vào mũi gây ngạt thở, viêm và bỏng đường hô hấp.
– Người âm hư dương thịnh không được dùng.

Shares
Share This